Thông số kỹ thuật máy chấm công
Đây là thông số đầu tiên mà bạn cần nắm để có thể chọn cho mình một sản phẩm mấy chấm công chất lượng
1. Bộ nhớ:
– Bộ nhớ người dùng: đây là số lượng người dùng mà máy chấm công sẽ quản lý. Bạn phải dựa và số lượng nhân viên để chọn máy cho hợp lý, tiết
– Bộ nhớ thẻ: là số lượng thẻ cảm ứng (thẻ từ) mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng được đăng ký 1 thẻ). Các dòng máy chấm công bằng thẻ từ sẽ có các thông số này.
– Bộ nhớ khuôn mặt: Cũng tương tự như các thông số ở trên, là máy có thể nhớ và quản lý được số lượng khuân mặt.
2. Phương thức kết nối: Đây là phương thức Máy chấm công (MCC) kết nối với máy tính. Tùy theo điều kiện mà bạn chọn kiểu nối cho hợp lý.
3. Kích thước máy: Bạn nên xem xét kích thước của máy như chiều cao, rộng, chiều dày của máy để xem có phù hợp với vị trí của máy chấm công không
4. Công nghệ vân tay: Đối với các máy chấm công có chức năng xác nhận vân tay thì được hỗ trợ 2 công nghệ quang học và điện dung. Bạn cũng cần cân nhắc về điều này.
5. Môi trường làm việc: Nếu doanh nghiệp của bạn đặt ở nơi có nhiều bụi bặm và bụi bẩn thì bạn cần mua những máy chấm công có tiêu chí chống bụi bẩm và chống va đập nữa thì còn tốt.
6. Về chức năng: MCC vân tay thường có 2 dòng: Chỉ chấm công Hoặc Chấm công và kiểm soát ra vào. MCC chỉ có chức năng chấm công có nghĩa là nó làm nhiệm vụ duy nhất là chấm công, ghi nhận thời gian ra- vào của nhân viên. Còn đối với máy có chức năng kiểm soát là có thêm chức năng điều đóng mở cửa ra vào. Đúng dấu vân tay thì cửa sẽ mở
Chính vì thế, trước khi lựa chọn loại MCC, bạn cần xác định lại nhu cầu của doanh nghiệp mình để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất.Trước khi mua, các bạn nên trả lời được một số câu hỏi gợi ý sau:
II. Những lưu ý khi chọn máy chấm công
1. Cân nhắc giữa các loại công nghệ chấm công: Thẻ giấy, thẻ từ, vân tay ? Chi phí dự kiến ? Tại sao nên chọn công nghệ đó, có thuận tiện cho doanh nghiệp mình không ?
2. Doanh nghiệp bạn có nhu cầu chỉ cần chấm công hay cả kiểm soát cửa? Nếu không cần thiết thì nên chọn chỉ cần chấm công để tiết kiệm chi phí.
3. Xác định lại mô hình của công ty, doanh nghiệp bạn số lượng nhân viên như thế nào, trong tương lai có mở rộng ra không để chọn MCC cho phù hợp.
4. Yêu cầu dữ liệu báo cáo cần in ra như thế nào? Thông tin quản lý nào mà xếp bạn yêu cầu cần có.
5. Có bao nhiêu cửa ra vào, bao nhiêu ca làm việc, số lượng NV ra / vào tại cùng 1 cửa như thế nào?
Dựa vào những lưu ý này, bạn sẽ hình dung ra sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Điều bây giờ là chọn nhà cung cấp uy tín trên thị trường.