Kinh nghiệm chọn mua phần mềm quản lý bán hàng

Trong thời kì khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, thì phần mềm quản lý bán hàng là yếu tố không thể thiếu của bất cứ cửa hàngsiêu thị hay doanh nghiệp nào, dù là bán hàng online hay offline. Không quá khi nói rằng một phần mềm quản lý bán hàng tốt có thể quyết định thành bại của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, có rất nhiều cửa hàng có sản phẩm tốt, chiến lược tiếp thị, marketing đúng đắn, nhưng lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng không phù hợp, dẫn tới mất kiểm soát và cuối cùng là đi đến thất bại trong kinh doanh. Vì vậy, lời khuyên cho những chủ cửa hàng khi mới bước chân vào kinh doanh là hãy lựa chọn sáng suốt và tìm mua phần mềm quản lý bán hàng thật phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những nhận định, đánh giá một cách khách quan nhất về những phần mềm bán hàng đang có mặt trên thị trường hiện nay, giúp bạn có thể chọn mua phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho mình.

Phần mềm quản lý bán hàng online hay offline?

Về cơ bản, tất cả những phần mềm quản lý bán hàng trên thị trường hiện nay được chia làm 2 loại: phần mềm bán hàng online, và phần mềm bán hàng offline.

Nên chọn mua phần mềm quản lý bán hàng online hay offline?

a. Phần mềm quản lý bán hàng online: Là những phần mềm nền web, được viết trên công nghệ điện toán đám mây. Đây cũng là xu hướng chủ đạo được các nhà cung cấp phần mềm bán hàng hướng tới hiện nay.

Ưu điểm:

– Không cần cài đặt: Chỉ cần mở trình duyệt web lên, đăng nhập vào phần mềm là bạn có thể dùng được

– Sử dụng ở mọi nơi, trên nhiều thiết bị: Dù bạn đang ở cơ quan, hay đi du lịch, chỉ cần bạn có bất cứ thiết bị nào có khả năng kết nối internet thì bạn đều có thể sử dụng được, từ máy tính, laptop cho đến điện thoai, máy tính bảng…

– Tương tích với mọi hệ điều hành: Như đã nói ở trên, chỉ cần có kết nối mạng và 1 trình duyệt internet, không quan trọng việc bạn đang dùng Windows, Mac OS hay Android…

– Khả năng sao lưu đồng bộ dữ liệu tuyệt vời: Với ưu điểm vượt trội của nền tàng điện toán đám mây, dữ liệu bán hàng của bạn luôn được sao lưu đồng bộ với máy chủ, đảm bảo cho dữ liệu luôn được an toàn.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy thì phần mềm quản lý bán hàng online cũng bộc lộ 1 số nhược điểm cần khắc phục như:

– Phụ thuộc vào internet: Tất cả mọi hoạt động của phần mềm quản lý bán hàng online đều được thực hiện “online”, đồng nghĩa với việc nếu không có kết nối mạng thì bạn khó mà có thể sử dụng được.

– Không lầm chủ được dữ liệu của mình: Chỉnh sửa, Xóa hay để dữ liệu rất khó để thao tác. Khi cần phải liên hệ đến nhà cung cấp dịch vụ. Trên nền tảng Điện toán đám mây, thì dữ liệu chỉ được nhà cung cấp ẩn dữ liệu đi, chứ không thể xóa vĩnh viễn được. Nói về an toàn dữ liệu(bảo mật), phần mềm Online(mang tính phổ biến) thì để bảo an toàn dữ liệu là khó. Với những đơn vị(lớn) sử dụng phần mềm online chỉ khi đó là phần mềm riêng của đơn vị họ, chạy trên máy chủ(server) riêng.

– Khi có nhu cầu phát triển thêm theo nhu cầu riêng của đơn vị mình, phần mềm Online khó làm hơn so với Offline. Nhưng khi có phiên bản mang tính phổ biến hỗ chợ thì phần mềm online lại làm dễ dàng hơn.

-Phải trả phí sử dụng hàng tháng.

b. Phần mềm quản lý bán hàng offline: Là những phần mềm được đóng gói thành 1 file cài đặt, dữ liệu trong quá trình hoạt động được lưu trực tiếp vào thiết bị.

Ưu điểm:

– Không phụ thuộc vào kết nối internet: Vì là phần mềm offline, cơ sở dữ liệu được đọc và ghi trên chính thiết bị, nên phần mềm quản lý bán hàng offline hoàn toàn không phụ thuộc vào kết nối internet. 

– Làm chủ được dữ liệu bán hàng của mình, cần xóa, lưu là tự mình thao tác. Độ bảo mật dữ liệu cao.

– Khả năng phát triển thêm yêu cầu dễ dàng hơn, khi một đơn vị phát sinh yêu cầu tính năng, nhà cung cấp chỉ việc lấy database của đơn vị mình về phát triển thêm và update.

– Các mẫu Form, bảng biểu trên nền tảng offline có nhiều sự hỗ trợ hơn, nên thiết kế đẹp mắt hơn.

– Chi phí thấp, chỉ trả 01 lần dùng trọn đời.

Nhược điểm:

– Chỉ sử dụng được trên 01 thiết bị: Vì được cài đặt trực tiếp lên thiết bị nên phần mềm quản lý bán hàng offline chỉ có thể chạy được trên 1 thiết bị duy nhất, 1 hệ điều hành cố định.

Lời khuyên:

Mua online hay offline còn cần phụ thuộc vào nhu cầu của từng mô hình và người sử dụng. Quan trọng là gặp đơn vị cung cấp dịch vụ này tốt nhất.

*) Chọn Phần mềm theo lĩnh vực hoạt động:

1.Phần mềm cho lĩnh vực F&B:

+ Phần mềm quản lý nhà hàng

+ Phần mềm quản lý Cafe

+ Phần mềm quản lý Karaoke

+ Phần mềm quản lý Trà sữa

2. Phần mềm cho lĩnh vực Shop&Siêu thị:

+ Phần mềm quản lý Minimart

+ Phần mềm quản lý shop thời trang

Quan trọng: Phần mềm hay nhất chưa chắc đã là phần mềm tốt nhất!

 

Tin Liên Quan